Cẩm nang thiết kế nội thất cho căn nhà của bạn
Nhằm giúp chủ đầu tư (CĐT) nhìn rõ vấn đề, toàn bộ một dự án thiết kế – thi công cần chuẩn bị những gì? 91 studio xin gửi bạn bài viết đầy đủ chi tiết nhất về toàn bộ quá trình thiết kế nội thất cho căn nhà cũng như lưu ý khi thi công, tiêu chí cho quá trình làm việc và chọn đơn vị thiết kế, tránh được các đơn vị làm thiếu thông tin rõ ràng, về sau tranh luận trách nhiệm, tiền mất tật mang.
Vấn đề thường gặp khi thiết kê nội thất cho căn nhà
Nhà là nơi xây dựng, chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi sau ngày làm việc, thư giãn, giải trí khi rảnh rỗi, thoải mái tạo dựng thế giới riêng của mình và chia sẻ với những người yêu quý. Đó cũng là lý do vì sao để có được một tổ ấm hoàn hảo và không gian đúng như mong ước của chủ nhà là điều mà đội ngũ thiết kế luôn cần phải làm tốt nhất, đặc biệt là trong thiết kế không gian nội thất.
Những CĐT muốn thiết kế nội thất cho căn nhà của mình thường lo lắng không hiểu một quy trình thiết kế – thi công như thế nào? Cách để chọn đơn vị Thầu uy tín? Ưu tiên số 1 là chọn bên quen biết qua bạn bè, người thân. Nếu không quen bên nào thì bắt đầu lên mạng xã hội tìm kiếm thông tin. Mạng xã hội thực tế lại thường quảng bá cho các đơn vị chi trả nhiều phí cho Google, Facebook…
Quy trình tiêu chuẩn thiết kế nội thất cho căn nhà của bạn
Đây là những thông tin giá trị để CĐT làm tiêu chí cho quá trình làm việc và chọn đơn vị thiết kế nội thất nhà ở hiệu quả.
Khảo sát hiện trạng, tìm hiểu nhu cầu Chủ Đầu Tư
Những câu hỏi CĐT cần trả lời trước khi xây nhà gồm 5 yếu tố chính:
1/ Con người:
Ai sẽ sống trong căn hộ này, tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách, sở thích?
2/ Công năng, sử dụng:
Nhu cầu: nấu nướng, ăn, ngủ, sinh hoạt, giải trí, chứa đựng? Nhu cầu hiện tại và tương lai?
3/ Thẩm mỹ, phong cách:
Phong cách hướng đến, màu sắc, vật liệu, đam mê đặc biệt, phong thủy…?
4/ Vật liệu, thiết bị:
Vật liệu thiên nhiên, thân thiện, bóng bẩy, hiện đại, bền chắc…? Thiết bị điện thiết yếu như tivi, máy lạnh…, thiết bị phụ trợ như các thiết bị thông minh hỗ trợ, các phụ kiện bếp đặc biệt…
5/ Kinh phí:
Mức đầu tư tiêu chuẩn, cao cấp? Bạn ưu tiên chi tiêu cho các hạng mục nào? Bạn có thể tham khảo bảng khái toán cơ bản bên dưới để ước chừng được mức tổng đầu tư cho 1 căn thô từ A-Z.
6/ Hiện trạng mặt bằng:
Hạng mục cải tạo, hạng mục giữ nguyên? Lưu ý cho các hệ thông điện nước, báo cháy đang có.
Bố trí mặt bằng, concept
1. Bố trí mặt bằng
Những điều cần quan tâm khi bố trí mặt bằng mới:
– Các thay đổi công năng lớn: đập tường, ngăn vách, bỏ bớt hay di dời WC…
– Các thay đổi chi tiết nhỏ: khoét tường, vị trí các món đồ furniture, xoay bếp…
2. Concept trong thiết kế nội thất cho căn nhà
Ở 91 studio, concept là định hướng, quy tắc thiết kế được tạo ra từ đầu bài, gồm có:
Mặt bằng bố trí kích thước: đảm bảo công năng hợp lý, khoảng cách giao thông phù hợp
Bảng vật liệu: Vật liệu cần Thể hiện màu sắc thiết kế Phù hợp công năng sử dụng Tạo xúc giác và cảm giác phù hợp Phù hợp với kinh phí công trình
Ý tưởng thiết kế: định hướng phong cách được thể hiện qua hình minh họa
Phối cảnh 3D
3D mô tả vật liệu, ánh sáng chân thực để bạn hình dung như đang đứng trong nhà mình.
91 studio chọn vật liệu theo tinh thần: được làm tay, được biến đổi.
91 studio cam kết chọn vật liệu và furniture có sẵn trên thị trường hoặc có thể thi công được giống 3D
Chúng tôi yêu sự hoàn hảo đến từ không hoàn hảo – tính độc bản của những món đồ nội thất tạo ra cho không gian gia chủ
Triển khai bản vẽ thiết kế nội thất cho căn nhà
Một số đơn vị làm trọn gói thiết kế thi công thường bỏ qua bước này, chỉ ký với CĐT gói thiết kế 3D. Tuy nhiên, bước này thực sự rất quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể khi thiết kế nội thất cho căn nhà, bản vẽ thiết kế thường có những gì nhé.
- Mặt bằng hoàn thiện sàn, tường, trần, đèn điện, công tắc, ổ cắm
- Mặt đứng chi tiết vách trang trí, chi tiết tủ kệ, chi tiết furniture
- Bảng chỉ định vật liệu, furniture: Có bản vẽ và hồ sơ rõ ràng, CĐT hoàn toàn có thể so sánh nghiệm thu công trình thực tế chính xác.
Trong mặt bằng Bố trí đèn,91 studio sẽ sắp xếp đèn một cách tỉ mỉ nhất, các đặc tính của ánh sáng: cường độ – màu sắc ánh sáng – góc chiếu – kiểu dáng đèn – được quyết định tùy thuộc công năng đang diễn ra ở dưới.
Ví dụ, trong bếp, chúng tôi dùng đèn downlight 12W góc chiếu 60 độ để ánh sáng chan hòa, đèn LED màu ánh sáng trung tính hắt lên mặt bếp để bạn dễ dàng thao tác và nhìn rõ màu khi nấu nướng. Trên sofa, ray đèn gồm đèn có góc chiếu nhỏ để chiếu tranh, nhẹ nhàng và cảm xúc. Quanh vách gỗ màu xanh, chúng tôi dùng đèn spotlight 7W, nhấn nhá nhẹ nhàng để tạo chiều sâu cho màu xanh xinh đẹp này. Sau đó, chúng tôi sắp xếp công tắc đèn, sao cho logic với quãng đường di chuyển trong căn hộ và tiện lợi nhất cho bạn.
Quản lý dự án – Giám sát thiết kế
Tổ chức đấu thầu như thế nào?
Như thông thường, CĐT sẽ gửi bản mặt bằng và thiết kế 3D cho 3-4 bên, yêu cầu gửi lại báo giá. Sau đó nhận được 3-4 bản báo giá hoàn toàn khác nhau về hạng mục, khối lượng, quy cách, giá nhân công, chỉ định vật tư, giá vật tư…
CĐT ngập lụt trong thông tin. Bằng cách nào chọn đúng nhà thầu thiết kế cho căn nhà của mình?
Cách 1: Chọn 1 bảng báo giá trông có vẻ “chuyên nghiệp”, làm lại thông tin bằng file excel trong đó giữ các đề mục và chỉ định vật liệu. Sau đó gửi cho 3 đơn vị nhà thầu khác để so sánh trên cùng hạng mục. Ngoài ra, cần đi công trình thực tế của các đơn vị thầu để kiểm tra chất lượng sản phẩm thực tế.
Cách 2: Trả phí cho đơn vị làm quản lý dự án, như 91 studio. Trong trường hợp bạn đang làm công trình nhỏ mức đầu tư thấp. bạn có thể chọn cách 1 hoặc làm thiết kế thi công trọn gói. Riêng các dự án bạn đầu tư và đặc biệt kỹ tính thì nên chọn cách 2 sẽ giúp bạn TIẾT KIỆM CHI PHÍ từ việc chọn sai nhà thầu.
Quản lý dự án gồm các bước gì?
Bước 1: Lập bảng khối lượng thi công
Đảm báo đầy đủ các hạng mục và chỉ định vật liệu theo thiết kế.
Bước 2: Check các Báo Giá từ Thầu trên cùng bảng khối lượng
Check sản phẩm thực tế đã thi công từ Nhà Thầu. Đưa ra phân tích công bằng để CĐT nhận định và chốt Nhà Thầu tốt.
Bước 3: Giám sát thiết kế
– Đến công trình tối thiểu một tuần một lần để giám sát thiết kế.
– Cung cấp thông tin thiết kế và bản vẽ cho nhà Thầu
– Duyệt mẫu vật liệu và bản vẽ shopdrawing từ nhà thầu.
– Thực hiện giám sát thiết kế ít nhất 03 lần tại hiện trường và báo cáo bằng email trong quá trình xây dựng dự án khi Chủ đầu tư yêu cầu.
– Đưa hướng giải quyết các vấn đề phát sinh theo ý kiến của Chủ đầu tư hoặc các vấn đề tại công trình.
– Bản vẽ hoàn công sẽ do nhà thầu cung cấp.
Bước 4: Nghiệm thu công trình
Có những CĐT đủ nhạy bén để nhận ra những khuyết điểm nhỏ của món đồ fur hay chi tiết sàn, trần và có những CĐT thì không. Hãy để đơn vị chuyên môn cùng bạn đánh giá để chuẩn xác hơn về chất lượng sản phẩm
Lưu ý khi nghiệm thu thi công nội thất cho căn nhà
Tường
– Tường xây đúng vị trí theo bản vẽ
– Các tường phải song song hoặc vuông góc với nhau
Gạch
Ốp gạch
– Gạch ốp kín bề mặt tường
– Độ rộng gạch phủ vừa vặn chiều ngang tường nếu cho phép hoặc điểm bắt đầu ốp ở vị trí phù hợp thẩm mỹ
– Lựa chọn kích cỡ ron gạch phù hợp
Chất lượng
– Kiểm tra độ phẳng của bề mặt gạch và kích thước ron gạch
– Kiểm tra độ dốc nước chảy sàn nhà vệ sinh đến phễu thu sàn
– Kiểm tra vệ sinh gạch sạch sẽ, không dính keo chà ron
Màu ron
– Gạch sáng màu: Ron gạch đồng màu hoặc màu xám khói nhạt
– Gạch tối màu: Ron gạch đồng màu hoặc màu xám đậm
MEP
Điện
– Đảm bảo vị trí và cao độ công tắc, ổ cắm, đầu cấp nguồn điện theo bản vẽ
– Đảm bảo công tắc mở đúng line đèn theo bản vẽ
Nước
– Đảm bảo các vị trí cấp nước cho bồn rửa chén, lavabo, vòi tắm, bồn cầu đúng vị trí theo bản vẽ
Trần
– Kiểm tra thiết kế trần đúng với bản vẽ, khoảng cách giật cấp sau khi hoàn thiện
Đèn
– Đảm bảo bố trí đèn đúng vị trí theo bản vẽ và cao độ phù hợp
– Góc chiếu cân chỉnh theo công năng đèn
Fit-out
– Đảm bảo kiểu dáng và kích thước đúng bản vẽ và vừa cho các thiết bị cần lắp bổ sung
– Đảm bảo chất liệu đúng với mẫu đã duyệt, chất liệu trong và ngoài tủ đúng bản vẽ
– Kiểm tra phụ kiện kéo, trượt đúng nhãn hiệu trong báo giá và hoạt động tốt